Google Index là gì? Tại sao quá trình Google index website của bạn diễn ra chậm? Làm thế nào để đẩy nhanh quá trình index URL SEO, URL trang web? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến các bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Google Index là gì?

Khái niệm
Trước khi tìm hiểu về khái niệm Google Index trong SEO, bạn cần phải hiểu rõ Index là gì?
Index website Google được hiểu là chỉ mục – một hệ thống thông tin được phân loại, sắp xếp theo một quy luật nhất định nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả hơn. Như vậy, Google Index được hiểu là một tập hợp cơ sở dữ liệu lớn, được sắp xếp thành các chỉ mục trên hệ thống máy chủ Google thông qua việc sử dụng các thuật toán.
Lý giải một cách đơn giản hơn, Google Index là quá trình Google phân loại, sắp xếp dữ liệu website thu thập được (Crawl), qua đó đánh giá thứ hạng website và trả về kết quả tìm kiếm của người dùng. Chỉ mục của Google tương tự như chỉ mục trong thư viện, nó liệt kê thông tin về tất cả các sách mà thư viện có sẵn. Tuy nhiên, thay vì sách, chỉ mục của Google liệt kê tất cả các trang web mà Google biết.
Xem thêm Webhay – Blog chia sẽ tổng hợp các loại website hay
Tầm quan trọng của việc lập chỉ mục
Nếu một trang web chưa được thu thập thông tin và không được hiển thị trong chỉ mục, có thể hiểu đơn giản là website đó không tồn tại đối với công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là khi ai đó tìm kiếm thông tin mà bạn có trên website của mình, thông tin đó sẽ không được trả lại cho người dùng trong SERP. Do vậy, việc website của bạn được thiết lập chỉ mục Google chính là cách để nó xuất hiện khi trong kết quả tìm kiếm của người dùng, tiếp cận đến đối tượng bạn muốn.
Những điều bạn cần biết về Google Index
Cách kiểm tra dữ liệu đã được Google Index:
Thực tế thì các nhà đầu tư SEO có thể dễ dàng kiểm tra xem liệu Google đã Index bao nhiêu trang trên Website của mình thông qua cách thức sau:
Bước 1: Truy cập vào Google Search.
Bước 2: Gõ vào thanh tìm kiếm của Google Search theo cú pháp:
site:(domain của website)
Ví dụ: Giả sử bạn muốn tìm kiếm những bài viết mà Mona Media đã được Google Index trên công cụ tìm kiếm Google Search, chỉ cần gõ:
site:mona.media
Nếu kết quả trả về rỗng, điều đó có nghĩa là Website của bạn chưa được Google Index, hay thậm chí là Website đã gặp sự cố chặn bot của Google.
Quá trình Google Index nội dung website mất bao lâu?
Google Index là gì? Quá trình Google Index nghe thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên chắc chắn sẽ không có chuyện trong một sớm một chiều mà bài viết của bạn lại có thể nhanh chóng thăng hạng hay “chễm chệ” xuất hiện trong Top 100 của Google ngay.
Thay vào đó, bạn sẽ phải chờ quá trình Index hoàn thành. Thời gian thực hiện, tốc độ Index của Google nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khi thiết kế website chuẩn SEO, trong đó điển hình nhất có thể kể đến như cấu trúc của Website, chất lượng link liên kết hay lưu lượng người truy cập,…
Trung bình, các trang sẽ được Index và lên hạng trong vòng 1-2 tháng đổ lại. Tuy nhiên, một số trang khác sẽ có thời gian chờ đợi lâu hơn, tầm 5-6 tháng để có thể “nhá nhem” bước chân vào bảng xếp hạng. Và cũng tùy vào chất lượng nội dung của các trang web mà sau khi so sánh, mỗi Website sẽ đứng ở vị trí xếp hạng khác nhau.
Ảnh hưởng của Google Index chậm

Vẫn biết thời gian Google Index của mỗi trang web là khác nhau, nhưng liệu việc chậm tiến độ Google Index có ảnh hưởng gì đến các Website đó?
Làm giảm tốc độ SEO
Hiện nay, gần như SEO là realtime. Những thay đổi liên tục trong SEO cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng nội dung của Website.
Google Index chậm sẽ khiến cho tốc độ SEO cả Website giảm đi từ 3-5 ngày so với thông thường, giảm hiệu quả SEO xuống đáng kể.
Ảnh hưởng đến công việc của các SEOer:
Thứ hạng SEO ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của SEOer, bất kể bạn là SEOer dự án hay full-time của các công ty dịch vụ seo SEO, đơn vị, thậm chí là một freelancer chuyên về dịch vụ SEO từ khóa.
Với tốc độ Index chậm, cho dù rất cố gắng để thúc đẩy Top nhưng tốc độ vẫn chậm. Bạn sẽ không thể quản lý hay đưa ra được một timeline SEO chính xác.
Công việc không suôn sẻ và hiệu quả, bị đánh giá thấp hoặc đứng trước nguy cơ bị nghỉ việc là hoàn toàn có thể xảy ra.
Dễ bị đối thủ copy bài:
Cũng với việc Google Index chậm, các Website chuyên copy bài viết rất có khả năng sẽ nhân cơ hội, biến “phiên bản copy-paste” của họ trở thành bài chính chủ, còn bài chính chủ trong Website “bị hại” vô tình biến thành bản copy bất đắc dĩ. Và điều đó thì cực kỳ nguy hại đối với những người làm nội dung.
Một số thuật ngữ liên quan đến Index
SERP: Là viết tắt của Search Engine Results Page là các kết quả hiển thị trên trang tìm kiếm khi người dùng search một từ khóa nào đó.
Crawl: Thuật ngữ này dùng để ám chỉ quá trình các Googlebot tìm kiếm, thu thập các dữ liệu và đưa trở về hệ thống lưu trữ dữ liệu trên máy chủ Google.
Googlebot (hay Spiders): Chúng là những thuật ngữ được dùng để chỉ những con bọ tìm kiếm của Google. Những con bọ này được sinh ra có nhiệm vụ thu thập tất cả các dữ liệu có trên website về cho Google.
Những vấn đề khi index trên Website

Khi sử dụng Index Google, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Dưới đây là những vấn đề khi Index Website. Nếu bạn đang gặp phải một trong các vấn đề sau thì hãy tham khảo ngay để tìm cách khắc phục các lỗi này.
Trang 404
Google Index là gì? Lỗi 404 (hay 404 Not found) đây là lỗi khá phổ biến và hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Lỗi này là khi người dùng truy cập vào một URL không tồn tại hoặc truy cập sai địa chỉ URL. Ngoài ra, lỗi phát sinh khi website đã bị xóa hoặc chỉnh sửa URL nhưng không chuyển hướng (301 redirect) từ URL cũ sang mới.
Để khắc phục lỗi này, bạn có thể xóa Index của URL đó bằng Google Search Console:
- Truy cập vào Google Search Console (Google Webmaster Tool). Sau đó thêm công cụ này vào trình duyệt Chrome của bạn.
- Chọn URL cần xóa khi được yêu cầu “Vui lòng chọn một sản phẩm”
- Click vào nút màu xám, nhập URL của bạn và “Tiếp tục”
- Cuối cùng là “Gửi yêu cầu”
Nhập URL cần xóa ở đây và nhấn Submit
Với thao tác này, bạn sẽ xóa URL khỏi trang tìm kiếm trong vòng 90 ngày và đồng thời xóa khỏi bộ nhớ Cache của Google. URL khi ấy sẽ hiển thị trạng thái “Đang xử lý”. Hoặc bạn vẫn có thể “Hủy” nhưng phải đợi 1 ngày để Google xử lý.
Index phân các trang
Trong một danh mục sẽ có rất nhiều phân trang nhỏ hơn. Ví dụ, trong khi tìm kiếm sản phẩm, người dùng sẽ tìm kiếm sản phẩm được liệt kê từ giá cao đến giá thập, hoặc liệt kê theo thời gian, mức độ bán chạy,… Những tìm kiếm đó sẽ tạo ra rất nhiều liên kết khác nhau cho cùng một danh mục sản phẩm. Nếu Google tự động Index những liên kết này sẽ không tốt.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thẻ Canonical về 1 trang bằng Yoast. Cú pháp rất đơn giản và thường được đặt ở phần <Head>. Với mã nguồn plugin Yoast SEO tạo thẻ canonical tự động một cách nhanh chóng.
Xem thêm Website động là gì? Website tĩnh và website động khác nhau ra sao?
Index các media không mong muốn

Google Index là gì? Khi Index một trang, một số trường hợp các media nằm ngoài dự kiến cùng bị index theo. Để khắc phục vấn đề này, có thể sử dụng Yoast SEO như sau:
Bước 1: Chọn SEO sau đó chọn “Media”
Bước 2: Chọn “Không” ở mục đường dẫn Media và file đính kèm sau đó lưu thay đổi
Qua bài viết trên đây Webhay.vn đã cung cấp các thông tin về Google Index là gì? Những điều bạn cần biết về Google Index. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!
Vũ Thơm – Tổng hợp
Tham khảo ( monamedia.co, vietmoz.edu.vn, … )